Thông báo

Góc Riêng Trên Bàn nay đã chuyển về http://gocriengtrenban.wordpress.com

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

[iPad] Một số app hữu dụng trên iPad dùng cho học tập

* Đây là bài viết mang quan điểm cá nhân về một số ứng dụng (app) hữu dụng có thể sử dụng trên iPad 2 dùng cho việc học tập và nghiên cứu.
  1. Soạn thảo:
    • Bộ phần mềm tốt nhất dành cho việc soạn thảo được đề xuất là trọn bộ iWork: Pages, Keynote, Numbers. Hỗ trợ tốt nhất từ Apple, đồng bộ với iCloud, sử dụng đơn giản, dễ dùng là những ưu điểm có thể nhắc đến.
    • Một số lựa chọn khác: Docs2go, MS Office 2010...
  2. Brainstorm:
    • Tôi hiện nay đang sử dụng iThoughts để brainstorm, lập mindmap, outline... Ưu điểm: dễ dùng, xuất được nhiều định dạng.
    • Một số lựa chọn khác: Mindjet (free).
  3. Ghi chú:
    • Ghi chú thường được đề xuất nhiều là Evernote (free). Tuy nhiên Evernote chỉ tốt nếu mình lúc nào cũng kết nối mạng hoặc mua Premium. Đơn giản nhất là Note (mặc định của máy).
    • Một số lựa chọn khác: Awesome Note.
  4. Tổng hợp:
    • Một ứng dụng rất rất phù hợp với học sinh sinh viên là InClass. TKB, nhắc việc, note... tất tần tật.
    • Một số lựa chọn khác:
  5. Đọc sách:
    • Tốt nhất dĩ nhiên là iBooks (free). Gần đây có thêm iTunesU tiện dụng để tải SGK, giáo trinh.
    • Một số lựa chọn khác: Kindle (Free - Must have), Aleeza.
  6. Phác hoạ:
    • Phần mềm dùng để vẽ vời lúc thảo luận nhóm này nọ thì có thể sử dụng Adobe Ideas.
    • Một số lựa chọn khác: Chalkboard.
  7. Từ điển:
    • Từ điển thì ta cứ lên iTunes Store search Từ điển là có cả đống. Ở đây, tôi đề xuất sử dụng plug-in 1tudien.com cho Safari cũng như sử dụng website này như một app (đặt trên Homescreen)
  8. Học bài:
    • Học bài có nhiều cách. Cách hiệu quả nhất là sử dụng Flashcard. Vào Evernote tạo một notebook chủ đề cần học, tạo các note với tiêu đề và nội dung cần học. Việc cần làm tiếp theo là sử dụng phần mềm Everpeek (Free - Smart Cover required) hoặc StudyBlue (Free - for iPhone)
    • Một số lựa chọn khác:
  9. Tra cứu:
    • Kho tra cứu nhanh nhất dĩ nhiên là Google (free). Ngoài ra Wikipanion cũng khá hữu dụng.
    • Một số lựa chọn khác: Bing, Encylopedia (của Britannica).
  10. Ghi âm:
    • Một điều kì lạ là iPad không có phần mềm ghi âm sẵn. Thế nên bạn có thể tham khảo QuickVoice để ghi âm khi cần thiết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét